Trẻ suy dinh dưỡng - Blog về sức khỏe

Trẻ suy dinh dưỡng là blog về sức khỏe chuyên về dinh dưỡng. Nơi quý vị có thể bổ sung kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.

Giật mình trước tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam

Bà Christiane Rudert, cố vấn dinh dưỡng UNICEF tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho rằng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam ở mức "không thể chấp nhận được". Trung bình cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng.

Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia

Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia

Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam

Việt Nam đang nằm trong top 20 quốc gia có tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2016, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 24.3%. Cả nước có hơn 1,2 triệu trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và trên 2 triệu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.

Vì sao tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại Việt Nam vẫn ở mức cao?

Theo GS.TS Nguyễn Gia Khánh, Chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ chưa được trang bị đủ kiến thức nuôi con. Trẻ không được đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin và khoáng chất trong 05 năm đầu đời sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng. 

Theo thống kê, khẩu phần của trẻ em Việt Nam chỉ đáp ứng được 60.3% nhu cầu Canxi và 10.6% nhu cầu Vitamin D theo khuyến nghị. Ngoài ra, môi trường sống và nguồn thực phẩm không đảm bảo khiến trẻ bị nhiễm ký sinh trùng, sức đề kháng yếu, hệ tiêu hóa kém hấp thu.

Trẻ sinh non có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao

Trẻ sinh non có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao

Các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Để giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, cha mẹ cần hiểu rõ những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng để biết cách phòng tránh cho con.

Theo các chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em:

Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng

Không cho bé bú sữa mẹ hoặc cai sữa sớm: Các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục kéo dài đến khi 2 tuổi. Trẻ không được bú sữa mẹ, bị cai sữa sớm sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn. 

Khẩu phần ăn quá ít so với nhu cầu của cơ thể

Nguồn dinh dưỡng được cung cấp không đủ cho trẻ tiêu hao cũng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng. 

Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Trẻ bị mắc bệnh phải dùng thuốc sẽ trở nên biếng ăn và khó hấp thụ dinh dưỡng hơn. Nguyên nhân là do thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa kéo dài.

Trẻ sinh non, trẻ thiếu sữa mẹ ngay lúc đầu đời

Trẻ sinh non có thể trạng yếu ớt, sức đề kháng kém sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng nếu không được bổ sung dưỡng chất kịp thời. Trẻ không được bú sữa non ngay khi sinh ra cũng sẽ bị thiếu kháng thể, dễ bị mắc bệnh hơn trẻ được bú đầy đủ.

Các cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

Thực hiện tốt công tác phòng chống sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam.

  • Chăm sóc ăn uống tốt phụ nữ có thai để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Mẹ mang thai cần đạt mức tăng cân 10-12kg.
  • Cho trẻ bú ngay trong nửa giờ đầu sau khi sinh. Bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho con bú đến 18-24 tháng.
  • Cho trẻ ăn từ tháng thứ 6 để bổ sung thêm dưỡng chất ngoài sữa mẹ. 
  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng theo hướng dẫn: phụ nữ có thai nên uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em từ 6 đến 36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần mỗi năm. 
  • Chủ động phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp. Chăm sóc trẻ đặc biệt hơn trong khoảng thời gian bị bệnh.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng đa dạng, thường xuyên thay đổi loại phẩm, cách chế biến để tăng cảm giác ngon miệng cho con. Khẩu phần ăn mỗi ngày cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất béo và rau quả.
  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, đủ ánh sáng. Tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/lần, hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm để thức ăn không trở thành nguồn gây bệnh cho trẻ.

Xem thêm: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì

Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam vẫn đang còn là vấn đề nhức nhối. Suy dinh dưỡng để lại hậu quả nặng nề đối với thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên trang bị đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng để nuôi con khỏe mạnh hơn.

Xem thêm: