Trẻ suy dinh dưỡng - Blog về sức khỏe

Trẻ suy dinh dưỡng là blog về sức khỏe chuyên về dinh dưỡng. Nơi quý vị có thể bổ sung kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em: Nguyên nhân và các hệ lụy khó lường

Trẻ suy dinh dưỡng để lại những hậu quả nặng nề cả về thể chất lẫn trí tuệ. Mẹ cần hiểu rõ về suy dinh dưỡng để biết cách phòng chống suy dinh dưỡng tốt nhất cho con mình.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng, khoáng chất và calorie cần thiết cho cơ thể. Sự thiếu hụt này gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng tăng trưởng chậm, hoạt động thể lực kém và dễ bị mắc bệnh hơn.

Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng

Biểu hiện thường gặp của trẻ em suy dinh dưỡng:

  • Trẻ không tăng cân hoặc tăng cân chậm trong nhiều tháng liền
  • Trẻ thường xuyên ốm vặt, mắc các bệnh về đường hô hấp 
  • Trẻ hay quấy khóc, giật mình, ngủ không ngon giấc
  • Trẻ không đạt chuẩn chiều cao trung bình, thấp còi hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa
  • Trẻ hay gặp vấn đề về tiêu hóa, thường xuyên bị đi ngoài, tiêu chảy
  • Trẻ chậm phát triển như chậm đi, chậm bò… dù đã quá tuổi
  • Da dẻ xanh xao, môi nhợt nhạt.

Nếu nhận thấy trẻ đang có những biểu hiện trên, bố mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của trẻ. 

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có nhiều cấp độ

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có nhiều cấp độ

Các cấp độ suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có 3 cấp độ gồm: Suy dinh dưỡng độ I, suy dinh dưỡng độ II và suy dinh dưỡng độ III. Đây là cách phân loại nhanh, đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. 

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng độ I: Cân nặng còn 70% – 80% so với cân nặng của trẻ bình thường. Lớp mỡ dưới da bụng mỏng, trẻ vẫn có cảm giác thèm ăn và không bị rối loạn tiêu hóa.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng độ II: Cân nặng chỉ còn 60-70% so với cân nặng của trẻ bình thường. Trẻ rất gầy gò, không còn lớp mỡ dưới da ở các bộ phận: bụng, mông, chi. Trẻ thường bị rối loạn tiêu hoá từng đợt và biếng ăn.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ IIItrẻ bị suy dinh dưỡng nặng: Cân nặng của trẻ còn dưới 60% so với mức bình thường.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

 Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng là do thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Dưới đây là 5 nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ mà mẹ cần biết:

Chế độ ăn quá nghèo nàn

Khẩu phần ăn quá ít, thực phẩm không đa dạng là nguyên nhân chính khiến bé bị suy dinh dưỡng. Chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột và rau củ quả. 

Bên cạnh việc cho trẻ ăn đủ chất, mẹ cũng nên lưu ý tới sở thích và nhu cầu của con. Thường xuyên chế biến những món ăn hợp khẩu vị sẽ giúp con hào hứng và ăn uống ngon miệng hơn.

Trẻ gặp các vấn đề về tâm lý

Trẻ mắc các căn bệnh về tinh thần rất dễ bị suy dinh dưỡng. Tinh thần không tốt sẽ khiến trẻ ăn uống không ngon miệng và có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Điều đó cũng dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng. Ngoài ra, bệnh Celiac (không dung nạp gluten) cũng khiến trẻ không hấp thụ được chất dinh dưỡng trong thực phẩm dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng. 

Tiểu đường

Lượng đường trong máu tăng cao khiến tụy bị tổn thương, làm cho trẻ không thể hấp thụ được dưỡng chất. Ngoài ra, tình trạng này còn làm tổn thương hệ tiêu hóa, khiến cơ thể trẻ khó hấp thu dưỡng chất.

Trẻ không được bú mẹ

Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ khỏe mạnh và ít bị bệnh tật hơn. Trong sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết và kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật. Trẻ không được bú mẹ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao.

Sinh non hay thiếu dinh dưỡng khi mang thai

Trẻ sinh non hay thiếu dưỡng chất khi mang thai dễ bị suy dinh dưỡng. Bởi cơ thể bẩm sinh yếu ớt nên trẻ sinh non có khả năng bị suy dinh dưỡng cao hơn trẻ bình thường.

Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đến trẻ nhỏ?

    • Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ở các nước phát triển trong đó có Việt Nam, có tới 54% trường hợp trẻ dưới 5 tuổi tử vong do có liên quan đến suy dinh dưỡng.
    • Trẻ chậm phát triển về thể chất: Suy dinh dưỡng ở trẻ em ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vóc của bé. Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn. Đặc biệt, trẻ bị thiếu dinh dưỡng từ trong bào thai và trước khi lên 2 tuổi sẽ bị ảnh hưởng đến tầm vóc nặng nề hơn. 
    • Trẻ chậm phát triển về trí tuệ: Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tầm vóc mà còn tác động không nhỏ đến trí tuệ của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng thường bị thiếu những chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, trí tuệ như chất béo, sắt, iốt, DHA, Taurine…  Trẻ thường lờ đờ, tư duy chậm, giao tiếp kém, ảnh hưởng đến việc học tập và tương lai sau này.

 

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh: Sức đề kháng ở trẻ suy dinh dưỡng yếu nên dễ mắc các bệnh thông thường như nhiễm trùng hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy… Bệnh lý sẽ làm trẻ ăn uống kém khiến tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng nặng hơn. 
  • Ảnh hưởng đến tương lai của trẻ: Trẻ suy dinh dưỡng nặng nếu không được cải thiện sẽ có tầm vóc thấp bé, giảm trí thông minh, ảnh hưởng đến sự thành công của trẻ sau này.

Cho trẻ ăn uống khoa học để phòng tránh suy dinh dưỡng

Cho trẻ ăn uống khoa học để phòng tránh suy dinh dưỡng

Cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em

Để phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những điều dưới đây khi chăm sóc trẻ:

  • Cho con bú sữa mẹ ngay sau sinh và duy trì cho đến khi trẻ 2 tuổi. Bởi vì, trong sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và các yếu tố tăng sức đề kháng tốt cho bé. Nếu mẹ không đủ sữa thì có thể lựa chọn loại sữa công thức thay thế phù hợp để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho con.
  • Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm với đầy đủ 4 nhóm chất gồm: tinh bột, đạm, chất béo, rau quả. Thời điểm mẹ nên tập cho bé ăn dặm là từ 4-6 tháng. Ăn dặm sẽ cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho bé, hỗ trợ tăng cân, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
  • Đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Làm tốt khâu lựa chọn nguyên liệu và chế biến món ăn hợp vệ sinh sẽ giúp trẻ tránh được các bệnh liên quan đến tiêu hoá như rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột, giun, sán... Mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi sống, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn như đồ đóng hộp, cháo dinh dưỡng đóng gói...
  • Cha mẹ cần chú ý theo dõi cân nặng của con hàng tháng. Nếu trẻ không tăng cân liên tục trong 2-3 tháng thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám.
  • Trẻ mắc các bệnh lý như nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy... cần được điều trị triệt để. Không nên cho trẻ dùng quá nhiều kháng sinh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Trong thời gian điều trị và sau khi khỏi bệnh, trẻ cần được chăm sóc dinh dưỡng tích cực để không bị thiếu chất.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ vào mùa đông và tạo môi trường sống thoáng mát, đủ ánh sáng về mùa hè.
  • Tạo thói quen rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ. Không cho con ăn nhiều đồ ngọt để ngừa viêm lợi, sâu răng. Không cho trẻ mút tay, ngậm đồ bẩn để phòng tránh giun sán.
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Thức ăn đã để quá 3 tiếng cần đun nóng ấm trước khi cho trẻ ăn. Các dụng cụ chế biến cũng phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Vỗ về, yêu thương, khích lệ và chuyện trò, tránh thô bạo trong giao tiếp trước mặt trẻ.
  • Cho trẻ vận động thường xuyên để tăng sức đề kháng, giúp phòng tránh tình trạng trẻ còi xương suy dinh dưỡng.

Trên đây là những thông tin mà cha mẹ cần biết về suy dinh dưỡng và các cách phòng chống suy dinh dưỡng hiệu quả. Cha mẹ hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và theo dõi cân nặng của bé thường xuyên để đảm bảo con mình luôn ăn uống đủ chất và không có nguy cơ bị thấp còi nhé.

Xem thêm: