Bé bị suy dinh dưỡng phải làm sao để tăng cân nhanh, an toàn
Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thế nào để con tăng cân nhanh, an toàn và hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi bé bị suy dinh dưỡng phải làm sao?
Làm sao để biết bé bị suy dinh dưỡng?
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có các biểu hiện sau: ăn ít, rối loạn tiêu hóa, lên cân chậm hoặc không lên cân, hay bị ốm vặt, da xanh, tóc thưa...
Bố mẹ cần theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ hàng tháng. Nếu trẻ không tăng cân trong 3 tháng liên tục thì rất có thể trẻ đã bị suy dinh dưỡng. Để biết rõ nhất con mình có đang phát triển khỏe mạnh không, mẹ nên tham khảo bảng chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn của trẻ từ khi mới sinh đến 10 tuổi. Trẻ có cân nặng nhẹ hơn tiêu chuẩn từ trên 20% cần được đưa đi khám để xác định có bị suy dinh dưỡng hay không.
Số tuổi |
Cân nặng bé trai (kg) |
Chiều cao bé trai (cm) |
Cân nặng bé gái (kg) |
Chiều cao bé gái (cm) |
Mới sinh |
2,9 - 3,8 |
48,2 - 52,8 |
2,7 - 3,6 |
47,7 - 52 |
1 tháng |
3,6 - 5,0 |
52,1 - 57,0 |
3,4 - 4,5 |
51,2 - 55,8 |
2 tháng |
4,3 - 6,0 |
55,5 - 60,7 |
4,0 - 5,4 |
54,4 - 59,2 |
3 tháng |
5,0 - 6,9 |
58,5 - 63,7 |
4,7 - 6,2 |
57,1 - 59,5 |
4 tháng |
5,7 - 7,6 |
61,0 - 66,4 |
5,3 - 6,9 |
59,4 - 64,5 |
5 tháng |
6,3 - 8,2 |
63,2 - 68,6 |
5,8 - 7,5 |
61,5 - 66,7 |
6 tháng |
6,9 - 8,8 |
65,1 - 70,5 |
6,3 - 8,1 |
63,3 - 68,6 |
8 tháng |
7,8 - 9,8 |
68,3 - 73,6 |
7,2 - 9,1 |
66,4 - 71,8 |
10 tháng |
8,6 - 10,6 |
71,0 - 76,3 |
7,9 - 9,9 |
69,0 - 74,5 |
12 tháng |
9,1 - 11,3 |
73,4 - 78,8 |
8,5 - 10,6 |
71,5 - 77,1 |
15 tháng |
9,8 - 12,0 |
76,6 - 82,3 |
9,1 - 11,3 |
74,8 - 80,7 |
18 tháng |
10,3 - 12,7 |
79,4 - 85,4 |
9,7 - 12,0 |
77,9 - 84,0 |
21 tháng |
10,8 - 13,3 |
81,9 - 88,4 |
10,2 - 12,6 |
80,6 - 87,0 |
2 tuổi |
11,2 - 14,0 |
84,3 - 91,0 |
10,6 - 13,2 |
83,3 - 89,8 |
2,5 tuổi |
12,1 - 15,3 |
88,9 - 95,8 |
11,7 - 14,7 |
87,9 - 94,7 |
3 tuổi |
13,0 - 16,4 |
91,1 - 98,7 |
12,6 - 16,1 |
90,2 - 98,1 |
3,5 tuổi |
13,9 - 17,6 |
95,0 - 103,1 |
13,5 - 17,2 |
94,0 - 101,8 |
4 tuổi |
14,8 - 18,7 |
98,7 - 107,2 |
14,3 - 18,3 |
97.6 - 105,7 |
4,5 tuổi |
15,7 - 19,9 |
102,1 - 111,0 |
15,0 - 19,4 |
100,9 - 109,3 |
5 tuổi |
16,6 - 21,1 |
105,3 - 114,5 |
15,7 - 20,4 |
104,0 - 112,8 |
5,5 tuổi |
17,4 - 22,3 |
108,4 - 117,8 |
16,5 - 21,6 |
106,9 - 116,2 |
6 tuổi |
18,4 - 23,6 |
111,2 - 121,0 |
17,3 - 22,9 |
109,7 - 119,6 |
7 tuổi |
20,2 - 26,5 |
116,6 - 126,8 |
19,1 - 26,0 |
115,1 - 126,2 |
8 tuổi |
22,2 - 30,0 |
121,6 - 132,2 |
21,4 - 30,2 |
120,4 - 132,4 |
9 tuổi |
24,3 - 34,0 |
126,5 - 137,8 |
24,1 - 35,3 |
125,7 - 138,7 |
10 tuổi |
26,8 - 38,7 |
131,4 - 143,6 |
27,2 - 40,9 |
131,5 - 145,1 |
Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng phải làm sao? Trẻ suy dinh dưỡng cần chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt để nhanh chóng phục hồi. Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng:
Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
Đảm bảo vệ sinh ăn uống: Mẹ cần cho trẻ ăn chín uống sôi. Thức ăn nấu xong nên cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 tiếng cần đun sôi lại. Không nên cho trẻ ăn ở những nơi công cộng nhiều bụi bặm, rất dễ bị lây nhiễm các bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Giữ gìn vệ sinh cho trẻ bằng cách tắm gội thường xuyên, xây dựng thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh; Không cho trẻ mút tay, ngậm đồ vật bẩn, cắt móng tay thường xuyên để tránh giun, sán.
Khích lệ, động viên trẻ: Bố mẹ cần giúp con có tâm lý thoải mái khi ăn bằng cách tạo cảm giác vui vẻ trong suốt bữa ăn. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và kích thích trẻ thèm ăn. Bố mẹ tuyệt đối không nên gây áp lực tâm lý bằng cách quát nạt, ép buộc con. Lâu dần, trẻ sẽ sợ ăn và có nguy cơ suy dinh dưỡng nặng hơn.
Chăm sóc đặc biệt khi trẻ bị bệnh: Khi trẻ ốm như bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp, mẹ cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà, sau đó đưa trẻ đi khám. Mẹ không nên sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc kháng sinh lâu ngày sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém đi, không hấp thụ được dinh dưỡng. Ngoài ra, trong thời gian điều trị bệnh, trẻ cần được tăng cường dinh dưỡng qua chế độ ăn để giúp trẻ chóng khỏi và mau phục hồi.
Xem thêm: Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì
Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Bé suy dinh dưỡng phải làm sao? Để giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân nhanh và hiệu quả, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ gồm đầy đủ những chất sau:
- Chất xơ: Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ tốt cho tim. Mẹ có thể bổ sung chất xơ cho bé qua các thực phẩm như: rau củ, trái cây, một số loại đậu và hạt, ngũ cốc, bánh mì...
- Kali: Kali giúp cân bằng nước cho cơ thể, hỗ trợ chức năng cơ bắp và hệ thần kinh. Nguồn thực phẩm giàu Kali gồm: bông atiso, bơ, chuối, dưa hấu, rau lá xanh, nước cam, nước ép mận, đu đủ, khoai tây nguyên vỏ, cà chua, đậu, cá, sò, nghêu và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo, một số loại hạt như hạnh nhân, đậu nành...
- Chất đạm: Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ miễn dịch và phát triển não bộ. Đạm có nhiều trong một số thực phẩm như: trứng, phô mai, cá, thịt nạc, thịt gia cầm không da, thực phẩm nguyên hạt, các loại đậu, sữa, sữa chua...
- Chất béo: Axit béo omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những thực phẩm chứa omega-3 hoặc chất béo không bão hòa đơn gồm: các loại cá, trứng, đậu, hạt, dầu ôliu, dầu hạt cải tinh luyện, hạt lanh...
10 loại thực phẩm giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân nhanh:
- Bơ sữa
- Bơ đậu phộng
- Sữa và kem
- Trứng
- Chuối
- Quả bơ
- Thịt gà
- Khoai tây
- Thịt nạc
- Hoa quả nhiệt đới
Hy vọng các cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng được chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp được câu hỏi bé bị suy dinh dưỡng phải làm sao. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với cách chăm sóc khoa học sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và sớm vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng.
Xem thêm: